HẮC BẠCH VÔ THƯỜNG

Ngày đăng: 29/07/2024 10:33 PM

    Hắc Bạch Vô Thường là ai?

    Là hai nhân vật xuất phát ở Trung Quốc, người Trung Quốc xưa nay vốn nổi tiếng với niềm tin mạnh mẽ về thế giới bên kia. Theo quan niệm Đạo giáo, Phật giáo: những người mất đi sẽ được quỷ thần dẫn dắt linh hồn đến địa phủ - nơi đây sẽ có thập điện Diêm Vương để phân định tội danh và phước đức của vong hồn đó. Và hai vị quỷ thần hộ tống các linh hồn sau khi chết đi chính là Hắc Bạch Vô Thường. Xét trong giới âm ti, cả hai Hắc Bạch Vô Thường chỉ là một chức quan thấp bé nhưng họ đóng vai trò vô cùng quan trọng, là người dẫn các vong hồn về đúng nơi và họ được nhân dân quan niệm rằng họ luôn làm việc liêm chính, công minh, đúng người, đúng tội nên được xem là biểu tượng công lý ở thế giới bên kia

    Bản chất của Hắc Bạch Vô Thường bảo vệ Địa Phủ vĩnh cửu rất khó lường. Họ có thể nhân từ, ban phát sự giàu có, thậm chí là giúp những người có đức hạnh trúng số xổ số nhưng cũng có thể là ác mộng, áp dụng những hình phạt tra tấn dành cho những kẻ đã sống cuộc đời không lành mạnh.

    Tiền thân của Hắc Bạch Vô Thường là ai?

    Bạch vô thường tên Tạ Tất An, Hắc vô thường tên là Phạm Vô cứu. Tích kể lại rằng: Tạ - Phạm hai người kết nghĩa từ nhỏ, tình như thủ túc. Hai ông làm sai dịch ở nha môn. Có một ngày, hai người đang cùng nhau hành lệnh đến cầu Nam Đài, trời hạ mưa to,  Tạ Tất An nói Phạm Vô Cứu chờ mình để y đi về nhà lấy dù. Nhưng khi  Tạ Tất An đi rồi, dông tố tầm tã, nước sông dâng cao, Phạm Vô Cứu không muốn thất ước vì vậy đã không rời đi mà vẫn đứng đợi ở cầu Nam Đài, Phạm Vô Cứu cũng vì dáng người thấp bé, nên bị đuối nước mà chết. Không lâu sau, Tạ Tất An lấy dù đến, thấy Phạm Vô Cứu đã không còn, Tạ Tất An thống khổ, treo cổ chết ở Kiều trụ (cho nên hình tượng của bạch vô thường ở nhiều nơi thường lè lưỡi thật dài). Diêm Vương thấy hai người tình nghĩa sâu nặng, đã lệnh cho họ ở miếu Thành Hoàng, tróc nã những quỷ hồn phạm pháp. Có người nói, Tạ Tất An, nghĩa là tạ ơn thần linh tất được bình an; Phạm Vô Cứu nghĩa là kẻ phạm pháp không thể cứu.

    Hắc Bạch Vô Thường thường được thờ ở đâu?

    Hiện nay hai vị thần Hắc Bạch Vô Thường được thờ trong các điện thờ Địa Tạng Bồ Tát hoặc Thập Điện Diêm Vương, một vị màu trắng, một vị màu đen. Trong đó Bạch Vô Thường luôn nở nụ cười trên mặt, đầu đội một cái mũ cao có đề bốn chữ “Nhất Kiến Sinh Tài”, Hắc Vô Thường thì gương mặt đen đúa xú ác, trên mũ dài cũng có bốn chữ “ Thiên Hạ Thái Bình”. Thường thì hai vị được thờ chung, nhưng theo tục lệ của mỗi địa phương có nơi lại khác.

    Ý nghĩa quan trọng trong văn hoà và tín ngưỡng dân gian .

    1.Biểu tượng của sự công bằng và phân định thiện ác:

    Hắc Vô Thường và Bạch Vô Thường đại diện cho sự công bằng trong việc phân định thiện ác. Hắc Vô Thường thường được coi là người bắt hồn những kẻ tội lỗi, còn Bạch Vô Thường bắt hồn những người tốt lành. Điều này phản ánh quan niệm về sự công bằng trong cuộc sống và sau khi chết.

    2.Quản lý linh hồn và dẫn dắt về âm phủ:

    Họ có vai trò quan trọng trong việc quản lý và dẫn dắt linh hồn của người chết về âm phủ, nơi mà họ sẽ đối diện với sự phán xét về cuộc đời của mình. Điều này thể hiện sự tin tưởng vào một thế giới bên kia, nơi mà linh hồn sẽ được đánh giá và xử lý theo những hành động họ đã làm khi còn sống.

    3.Giúp duy trì trật tự và sự ổn định của thế giới siêu nhiên:

    Hắc Bạch Vô Thường giúp duy trì trật tự trong thế giới siêu nhiên, đảm bảo rằng linh hồn được đưa về đúng nơi, không lang thang trên dương thế gây rối. Điều này giúp giữ gìn sự cân bằng giữa thế giới người sống và thế giới người chết.

    4.Tôn trọng và nhắc nhở về đạo đức và hành vi:

    Sự hiện diện của Hắc Bạch Vô Thường cũng là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc sống đúng đạo đức, hành vi tốt đẹp. Quan niệm rằng hành động của con người sẽ được đánh giá sau khi chết thúc đẩy mọi người sống lương thiện và tránh làm điều ác.

    5.Phản ánh quan niệm về nhân quả và luân hồi:

    Hắc Bạch Vô Thường phản ánh quan niệm về nhân quả và luân hồi, nơi mà mọi hành động đều có hậu quả và con người sẽ nhận lại những gì họ đã gây ra. Điều này thể hiện trong việc họ bắt hồn dựa trên hành động của người đã khuất khi còn sống.

    ~ Bên lề
    Danh xưng hắc vô thường, bạch vô thường cũng không phải là vì màu da hoặc quần áo mà có. Danh xưng này xuất phát từ sự phân chia thuộc tính âm dương, “hắc” cùng “bạch” đại biểu cho âm và dương. Nói cách khác, hắc vô thường đại biểu âm tính thể, bạch vô thường đại biểu cho dương tính thể. Đây cũng là dựa theo màu sắc của âm dương ngư trong Thái Cực Đồ (lấy hắc đại biểu cho âm, bạch đại biểu cho dương)
    Vậy tại sao không thể chỉ có một vô thường, mà cần phải hắc bạch hai vị?
    Đầu tiên, cần phải làm rõ hồn là gì, phách là gì. Theo từ điển hiện đại giải thích: Hồn – là phần tinh thần mà khi rời khỏi thân thể vẫn có thể tồn tại. Phách – là phần chỉ có thể dựa vào thân thể mà tồn tại. Tuy rằng mọi người thường hay đem hồn phách gắn liền với nhau, khi hình dung về linh hồn. Nhưng trên thực tế, hai từ này khác biệt rất lớn.
    Nam tính: Dương thể = dương phách + âm hồn.
    Nữ tính: Âm thể = âm phách + dương hồn.