TƯỢNG HOẢ KỲ LÂN

  • 0
  • 5642
  • Liên hệ
  • - +
Bạn muốn đặt nhiều hơn số lượng hiện có tại cửa hàng của chúng tôi. Vui lòng nhấp vào đây để liên hệ trực tiếp từ chúng tôi
Hỏa kỷ lân
Chất liệu : Gốm
Xuất xứ : Phúc Kiến
Công dụng: trấn trạch, chiêu tài....
Cách sử dụng : đặt cửa nhà, bàn Thần Tài, bàn làm việc, xưởng...
  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

1. Kỳ Lân - linh vật trường tồn cùng thời gian.

Kỳ Lân là con vật chỉ có trong truyền thuyết, do con người tưởng tượng nên. Cũng bởi vì xuất hiện từ trí tưởng tượng của con người cho nên Kỳ Lân tuy có một khuôn mẫu chung nhưng ở mỗi nền văn hóa, mỗi một đất nước sẽ có sự cách điệu khác nhau đối với hình tượng Kỳ Lân.

Kỳ Lân là một trong bốn tứ linh của văn hóa Á Đông (Long, Lân, Quy, Phượng). Con đực gọi là Kỳ, con cái gọi là Lân và gọi chung là Kỳ Lân. Kỳ Lân được cho là có đầu nửa rồng nửa thú và chỉ có một sừng duy nhất. Phần lớn Kỳ Lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đuôi .

Kỳ Lân có nhiều hóa thân khác nhau như Long mã hoặc Nghê.

Long Mã: là sự kết hợp giữa rồng, lân và ngựa. Về cơ bản, Long Mã cũng giống với Kỳ Lân nhưng có thêm cánh và hình dáng sẽ cao ráo, thon gọn hơn, đặc biệt nó có thêm cánh và thường cánh sẽ nhúng xuống nước mà không ướt. Hình tượng Long Mã thường được thể hiện đang chạy trên sóng nước và là con vật thuộc tính thủy.

Nghê: là hóa thân của sư tử do người Việt tạo ra, thường có thiên hướng mang hình dáng của loài chó gần gũi thân thiết với người Việt và đậm tinh thần tự tôn dân tộc. Hình tượng Nghê còn gắn liền với hình tượng Phật sư ( Sư tử nhà Phật) nhưng mang nét hiền hòa, là một con vật lành tính.

Kỳ Lân là con vật lành tính, trên đầu có một chiếc sừng nhưng không bao giờ húc ai cho nên cái sừng này tượng trưng cho từ tâm. Khi di chuyển, tuy có vóc dáng đường bệ nhưng nó sẽ tránh giẫm lên các con vật khác hoặc cỏ cây hoa lá. Da của Kỳ Lân có rất nhiều màu như đỏ, vàng, xanh. trắng, đen nhưng bụng sẽ luôn có màu vàng đặc trưng.

2. Hình tượng Kỳ Lân của trong văn hóa Á Đông và văn hóa Việt Nam.

Trong văn hóa Á Đông: Kỳ Lân bắt nguồn từ Trung Quốc với hình tượng dữ dằn, chễm chệ, đầy dọa nạt. Ở Trung Quốc, Lân cũng được coi là con vật linh thiêng bảo vệ cho các lăng mộ, đền đài, miếu mạo,...

 Trong văn hóa Việt Nam: Lân có mắt to, mũi rộng, hình dáng hiền hòa, thân thiện, hoạt bát như một con vật nuôi trong nhà. Đó chính là đại biểu cho tấm lòng yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Vào thời kỳ nước ta bị đô hộ bởi Trung Quốc, người Hoa luôn mang rắp tâm đồng hóa văn hóa Việt Nam một cách mãnh liệt, tàn bạo đầy tính hủy diệt. Tuy nhiên dân tộc ta với tiêu chí hòa nhập nhưng không hòa tan vẫn giữ vững lập trường của mình.

Mặc dù xuất phát từ trí tưởng tượng của con người nhưng hình tượng Kỳ Lân vẫn có phần nào hợp với nguyên lý khoa học. Các nhà nghiên cứu cho rằng Lân là một loài vật trung gian trong thời kỳ quá độ giữa bò sát thú.

3. Những vị trí kỳ lân thường xuất hiện.

Lân là con vật báo điềm lành vì vậy người ta quan niệm rằng khi có một vị thánh nhân người tài giỏi ra đời, Lân sẽ xuất hiện báo trước. Hơn nữa tuy mang quyền năng vô hạn nhưng Lân lại vô cùng hiền lành, nó chỉ ăn cỏ và không làm hại bất kỳ sinh vật nào. Bởi vậy, Lân được đặt ở những vị trí như cổng đình, cổng làng, hay chạm khắc trên xà ngang, đầu đao của mái nhà. Ở những vị trí này, Lân sẽ quan sát được tâm trí của người ra vào và trông nom bảo vệ không để kẻ tiểu nhân vấy bẩn chốn linh thiêng.

4. Ý nghĩa của Hỏa Kỳ Lân.

- Kỳ Lân của người Việt là con vật lành tính, chuyên canh giữ cửa nhà, trấn áp hung khí.

- Kỳ Lân thường được dùng làm vật cưỡi của các vị thần, Phật, các bậc thánh nhân. 

- Kỳ Lân là con vật mang đến điềm lành nên nó tượng trưng cho sự đường bệ, trường thọ và niềm hạnh phúc lớn lao.

- Phần bụng của Kỳ Lân có màu vàng tượng trưng cho tài lộc, là nơi giữ gìn tài lộc cho gia chủ.

- Da Hỏa Kỳ Lân có màu đỏ rực thể hiện vẻ sang trọng, quý khí bức người, mang đến may mắn cho gia chủ.

- Nếu sở hữu một bức tượng Hỏa Kỳ Lân trong nhà, nó sẽ đem lại hiệu quả trấn thạch, thu hút tài lộc phú quý và giúp gia đạo ngày càng viên mãn, hưng thịnh, khiến công việc thăng tiến và những cơ hội to lớn trong sự nghiệp của bạn.

5. Cách bài trí.

- Luôn luôn phải đặt Hỏa Kỳ Lân ở những nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.

- Có thể đặt Kỳ Lân tại phòng ngủ để mong cầu con cái hay phòng học, phòng làm việc cầu thăng tiến, thành công.

- Nếu mong muốn tài lộc, may mắn, gia đình bình yên thì nên đặt Kỳ Lân ở phòng khách.

- Lưu ý không đặt Kỳ Lân ở gần cửa sổ hay những nơi ô uế, ẩm thấp, không sạch sẽ như nhà vệ sinh, nhà bếp,...

- Đặc biệt Kỳ Lân hợp với tất cả các mệnh nên chúng ta không cần lo lắng về vấn đề nó sẽ khắc chế ngũ hành

Sản phẩm cùng loại

angle-left angle-right