TƯỢNG TA BÀ TAM THÁNH

TƯỢNG TA BÀ TAM THÁNH

  • 0
  • 6672
  • Liên hệ
  • - +
Bạn muốn đặt nhiều hơn số lượng hiện có tại cửa hàng của chúng tôi. Vui lòng nhấp vào đây để liên hệ trực tiếp từ chúng tôi
  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

 

TA BÀ TAM THÁNH

Ta Bà Tam Thánh hay Sa Bà Tam Thánh bao gồm ba vị là Thích Ca Mâu Ni Phật, Quan Thế Âm Bồ tát và Địa Tạng Bồ Tát. Đây là ba vị tôn tượng tượng trưng cho chân lý, từ bi, hiếu đạo được thế gian xưng tụng ở thế giới Ta Bà, có năng lực chuyển hoá đau khổ, cứu vớt, độ hóa chúng sinh, để chúng sinh phá mê khai ngộ, có cuộc sống viên mãn và an lạc hơn.

 

  1. Ta Bà Tam Thánh gồm những ai?

Ta Bà Tam Thánh còn được gọi là Sa Bà Tam Thánh, được thế gian xưng tụng là ba vị thường độ hóa chúng sanh ở thế giới Ta Bà. Ba vị Ta Bà Tam Thánh bao gồm Thích Ca Mâu Ni Phật, Địa Tạng Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát. Trong đó:

  • Phật Thích Ca Mâu Ni: Phật Thích Ca Mâu Ni còn được gọi là “Thế Tôn”, Phật Tổ Như Lai, “Phật Đà”, là Bổn Sư thị hiện ở thế gian để thuyết pháp giáo hóa chúng sanh. Theo ghi chép trong các tài liệu Phật giáo, Ngài là bậc giáo chủ của cõi Ta Bà, Ngài sáng lập ra Phật Giáo và dùng 49 năm không ngừng nghỉ để nói cho chúng sinh biết về chân tướng của vũ trụ nhân sinh, giúp chúng sanh ở thế giới Ta Bà được phá mê khai ngộ. Cơ duyên để ngài bước vào con đường tu hành chính là 4 hình ảnh mà ngài nhìn thấy khi đi qua bốn cửa thành bao gồm: một người bệnh tật, một người già yếu, một vị tu sĩ và một xác chết. Lúc ấy, ngài nhận ra rằng con người ai cũng sẽ già yếu, bệnh tật và chết đi, đặc biệt, ngài rất trân quý hình ảnh mà vị tu sĩ siêu thoát. 
  • Quan Thế Âm Bồ Tát: Quan Thế Âm hay Quán Thế Âm, Phật Bà Quan Âm, theo tiếng Phạn nghĩa là “Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian”. Theo Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, tên gọi của ngài là do hạnh nguyện từ bi cứu khổ nạn, khi chúng sanh gặp nguy cấp, khổ ách, nếu nhất tâm niệm danh hiệu bồ tát, một lòng xưng danh ngài, ngài sẽ quán xét âm thanh đó và lập tức cứu họ khỏi khổ ách. Theo Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Quán Thế Âm Bồ có 32 ứng hóa hiện thân, sau lại có thêm 33 hóa thân khác dựa vào tư tưởng hóa độ lục đạo pha trộn với tín ngưỡng dân gian của Trung Hoa và Nhật Bản tạo thành. 
  • Địa Tạng Bồ Tát: Địa Tạng Bồ Tát hay Địa Tạng, Địa Tạng Vương là một trong 6 vị bồ tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Theo tài liệu của các học giả nghiên cứu về Phật giáo cổ, tín ngưỡng tôn thờ Địa Tạng Bồ Tát đã xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng TK I hoặc II TCN. Ngài vốn là một hoàng tử sống trong nhung lụa, giàu sang, ở cung vàng điện ngọc. Thế nhưng ngài thích đạm bạc, chỉ chăm lo học hỏi, không bị ảnh hưởng bởi nếp sống vương giả. Sau khi tham khảo hết Cửu lưu, Tam giáo, Bách gia chư tử thì ngài nhận thấy Đệ nhất Nghĩa đế của nhà Phật là phù hợp nhất với chí nguyện của ngài.

2. Ý nghĩa của bộ tượng Ta Bà Tam Thánh

Mỗi Tôn Tượng đều có những ý nghĩa giáo dục khác nhau, do đó khi muốn thờ cúng Ta Bà Tam Thánh, ta cần hiểu rõ về các ngài để có thể nhìn được ý nghĩa giáo dục to lớn của các ngài. Có thể hiểu ý nghĩa của Tôn tượng Ta Bà Tam Thánh theo nghĩa sau:

 

  • Về tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

 

Thích Ca trong Thích Ca Mâu Ni là nhân từ, thờ tôn tượng Thích Ca Mâu Ni chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về lòng nhân từ, học cách sống yêu thương người khác, giữ tâm đại từ đại bi để đối đãi với mọi người. Ở thế giới này, chúng ta vốn dĩ thiếu đi tâm từ bi, do đó khi Phật thị hiện ở thế giới này, ngài muốn cho chúng ta đề xướng tâm Nhân từ. Ngoài ra, trong danh hiệu của ngài còn có thêm chữ “Mâu Ni”, trong tiếng Phạn nghĩa là Tịch diệt, tức là tịch tĩnh, thanh tịnh, tiêu trừ tất cả vọng tưởng, tạp niệm trong tâm. 

Khi chúng ta thờ tượng Phật, hiểu danh hiệu ngài, ngày ngày ngắm tượng ngài, đảnh lễ, chiêm bái sẽ giúp chúng ta khởi phát tâm nhân từ, tiêu trừ tạp niệm, vọng tưởng. Chúng ta cũng sẽ học được cách giữ tâm thanh tịnh, thoát khỏi buồn đau, tai hoạ, phát hiện ra chân lý cuộc sống, buông bỏ tham sân si mạn. Tượng Phật chính là thờ vị sư trưởng lớn của chúng ta, ngài giúp chúng ta tận diệt phiền não, tìm được hạnh phúc chân thật, thoát khỏi nghiệp báo luân hồi. 

 

  • Về tượng Quan Thế Âm Bồ Tát

 

Quan Thế Âm Bồ tát là biểu tượng đặc trưng cho từ bi và trí tuệ, là tượng trưng của tình thương bao la vô bờ bến. Ngài được chứng phép nhĩ căn viên thông, có khả năng nghe thông suốt hết thảy âm thanh của vũ trụ, là vị Thánh nhân có hạnh nguyện từ bi, cứu khổ cứu nạn, là chỗ dựa tâm hồn cho những người đang cần tình thương, sự cảm thông, che chở bảo hộ.

Thờ Tôn tượng Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ giúp chúng ta khởi lòng đại bi, hưởng an lạc, yên bình, đoạn trừ phiền não lo âu. Ngài có thể hoá hiện thân Phật, thân quỷ dạ xoa, la sát để độ chúng, cứu khổ độ sinh. Ngài là thị giả trợ tuyên chánh pháp của Đức Phật, có thể nghe được âm thanh của chúng sanh xưng danh hiệu mình khiến họ được giải thoát. 

Trong nhân gian, thờ cúng ngài sẽ giúp chúng ta tránh được tai vạ, thoát khỏi nguy hiểm. Ngoài ra, ngài cũng được phụ nữ không còn cầu tự. Khi thờ tượng Phật Quan Âm, chúng ta cần nhớ đến những hạnh nguyện và sự từ bi của ngài, tâm nguyện hỗ trợ chúng sinh và tâm nguyện độ thoát chúng sinh vượt qua khổ nạn. 

 

  • Về tượng Địa Tạng Bồ tát

 

Theo kinh Địa Tạng Bản Nguyện, những ai chí tâm quy y, chiêm ngưỡng, cúng dường, tô vẽ hình tượng hoặc đảnh lễ Bồ tát Địa Tạng, trong cuộc sống hiện tại sẽ có thể được tiêu trừ tai nạn, tiêu trừ bệnh tật, tội chướng; được quỷ thần hộ vệ; thoát khỏi hiểm nguy; được trí huệ lớn và mau chóng hoàn thành được những ước nguyện lớn. Đối với kiếp sau, chúng ta có thể có được thân xinh đẹp, thoát khỏi thân nữ và kiếp nô lệ. 

      Ngoài ra, Địa Tạng Bồ tát còn là vị bồ tát biểu pháp cho tinh thần hiếu đạo. Ngài có một nguyện vọng lớn là khi nào Địa Ngục chưa trống thì chưa thành Phật, khi nào chúng sanh chưa được đồ thế thì chưa chứng Bồ Đề. Ngài được Đức Phật phó chúc ở cõi Ta Bà thực hiện tâm nguyện cứu độ chúng sanh khổ nạn. 

3. Thông tin sản phẩm

Ta Bà Tam Thánh

 

Đại diện cho sự buông bỏ - từ bi- hiếu thuận

 

Chất liệu : Gốm

 

Xuất xứ : Tuyền Châu


 

6161

5 bình luận

Thích

Bình luận

Chia sẻ

Sản phẩm cùng loại

angle-left angle-right