BỘ TƯỢNG LỤC ĐỘ

  • 0
  • 5351
  • Liên hệ
  • - +
Bạn muốn đặt nhiều hơn số lượng hiện có tại cửa hàng của chúng tôi. Vui lòng nhấp vào đây để liên hệ trực tiếp từ chúng tôi
Bộ tượng lục độ.
Sáu độ gồm có: bố thí, trì giới, nhẫn nại, tinh tấn, thiền định, bát nhã
+ Bố thí thì độ được nết keo kiệt
+ Trì giới độ làm việc quấy
+ Nhẫn nhục độ lòng tức giận
+ Tinh tấn độ sự lười biếng
+ Thiền định độ tán loạn
+ Bát nhã độ ngu si
Chất liệu : Gốm
Cách sử dụng : để bàn làm việc, kệ sách...
Xuất xứ: Nghi Hưng
  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

SƠ LƯỢC VỀ LỤC ĐỘ TRONG PHẬT GIÁO

Lục độ là sáu pháp tu căn bản của người học Phật, bao gồm: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Bát nhã. Bố thí thì độ được nết keo kiệt, trì giới độ làm việc quấy, nhẫn nhục độ lòng tức giận, tinh tấn độ sự lười biếng, thiền định độ tán loạn, bát nhã độ ngu si. Sáu pháp tu này thô tế, sâu cạn khác biệt muôn trùng. Hòa thượng Tuyên Hóa đã từng bảo: “Nếu bạn muốn lập công, lập đức, lập ngôn thì bạn phải dựa vào lục độ.” Thời mạt pháp, người thực hành được Lục độ ở dạng thô thôi cũng đã cực hiếm rồi. Bởi để tu được lục độ ắt phải là người có chút định lực mới kham nổi. Nếu không có định lực ắt không thể kham nhẫn mà hành trì được.

+ Bố thí là để trị lòng tham, tính keo kiệt. Bố thí không phải là kêu gọi người khác bố thí cho mình, mà chính ta phải luôn luôn bố thí cho người. Làm việc bố thí là chẳng phải nhất định người ta hóa duyên cho mình, thì mình mới bố thí cho người ta. Ta thấy ai cùng khổ thì ta giúp đỡ, đó là tài thí; ai không hiểu Phật pháp, mà ham tu học như người đói ham ăn, thì ta nói Phật pháp cho họ nghe khiến họ được hiểu rõ, đó là pháp thí; hoặc thấy ai đương sợ hãi, không biết nương tựa vào đâu, ta bèn giúp đỡ, giải trừ cho họ mọi điều sợ hãi, đó là vô úy thí.

+ Trì giới độ làm việc quấy. Trì giới là biết giữ quy củ, đúng theo quy củ, đúng luật pháp, trong gia đình không có chuyện cãi nhau, ngoài quốc gia xã hội thì giữ phép nước, trên thế giới không làm phương hại đến chuyện của người. Phải nhớ "chư ác mạc tác," không làm một điều ác nào, làm hết thảy việc thiện, trước là chấm dứt điều ác,sau là đề phòng điều sai, cải sửa những việc lỗi lầm, những điều nào đúng thì phát triển thêm, lúc nào cũng giữ chánh niệm, đó là đại lược ý nghĩa của Trì giới. 

+ Nhẫn nại độ tức giận. Tức giận thuộc hỏa, nhẫn nại thuộc thủy. Tánh chất của thủy là nhu hòa, tánh chất của hỏa là táo tợn. Chúng ta lên cơn tức giận, ngọn lửa vô minh vút lên cả ba ngàn trượng, tầng trời sơ thiền cũng chịu không nổi, cho nên ta phải tu hạnh Nhẫn nại. Nói về nhẫn nại thì những điều nào nhẫn được không kể làm gì. Những điều nào chịu không nổi mà ta cũng cố nhẫn cho được, cái đó mới kể là nhẫn; chịu không nổi mà cũng ráng chịu, đấy mới thực sự tu hạnh nhẫn nhục.

+ Tinh tấn độ sự lười biếng. Tinh tấn chẳng phải là nói ra rằng tôi tu hành đây, tôi tinh tấn đây, tôi đọc kinh, niệm Phật, lễ Phật, hay đăng tin trên báo chí tu như thế này, thế kia, chẳng phải như vậy. Tinh tấn là nói chính bản thân mình phải tinh tấn, thân tinh tấn, tâm tinh tấn, luôn luôn siêng năng, không lười biếng, từng giờ, từng khắc, không dối lòng, một niềm cung kính như khi đứng trước Trời, Phật, đứng trước tôn sư, không dối mình, đó mới là tinh tấn. Lúc nào cũng canh cánh bên lòng một niềm tu học Phật pháp, nghĩ sao làm vậy, chớ không phải vừa lễ Phật xong miệng đã chửi mắng, tay đã cầm dao giết người, đó chẳng phải là tinh tấn, tu như vậy chỉ là giả bộ mà thôi.

+ Thiền định độ tán loạn. Con người chúng ta bị tán loạn quá nhiều, làm cho tinh thần bị tiêu hao, lãng phí biết bao khí lực. Mắt của chúng ta thì nhìn, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân thì xúc chạm, ý thì duyên với các pháp, tất cả giác quan đều quay ra ngoài, khiến cho tinh thần phân tán ra ngoài thành tán loạn. Vậy ta phải làm sao? Phải tu thiền định. Thiền định chính là ngồi lại một nơi, mang tâm ý chìm lắng xuống, tình trạng giống như mang một bát nước đục, để tại một chỗ nhất định, chẳng đụng chạm tới, để bùn đục lắng dần xuống đáy bát, nước thành trong, trông thấy tận đáy. Nước trong suốt dụ cho trí huệ được hiển bày; khi nước còn đục là dụ cho tình trạng ngu si, bị vô minh làm vẩn đục, che mờ tất cả.

 + Do đó chúng ta tu thiền định khiến cho trí huệ tăng trưởng dần; nếu có được định, tức trí huệ phát sanh; trí huệ phát sanh là có Bát nhã; Bát nhã chính là trí huệ, giúp chúng ta không hành động ngu si. Con người thường làm những chuyện phi pháp đều do quá ngu si, không biết con đường chánh đáng. Không ngu si, chính là có trí huệ.

 Nói đơn giản về lục độ là như vậy, còn muốn nói cho đủ thì nói đến hết kiếp tương lai cũng không hết.

Bởi các lý do trên, ta có thể nói rằng pháp lục độ là để độ cho sáu tên giặc của chúng ta, sáu giặc mắt, tai, mũi lưỡi, thân, ý. Sáu giặc đã tuân phục thì ta không còn vọng tưởng nữa, mà không vọng tưởng tức là tất cả lục độ vạn hạnh thảy đều viên mãn, cho nên mới nói câu "thể tròn nguyên." Nếu quả thực chúng ta không còn vọng tưởng, không nghĩ thiện, không nghĩ ác, thế chẳng phải là "sáu độ vạn hạnh thể tròn nguyên" hay sao?

Mô tả sản phẩm

  • Tượng điêu khắc chú tiểu với hình ảnh thân thiện, dễ thương, dễ gần, vui vẻ tượng trưng cho sự thanh thản, thánh thiện và an lạc.
  •  Mỗi chú tiểu tượng trưng cho 1 độ trong 6 độ Phật Giáo, không dính bụi trần trong cõi Phật.
  • Kích thước:
  •  Tượng Đá Chú Tiểu được làm từ những chất liệu gốm tự nhiên được các nghệ nhân lành nghề với bàn tay khéo léo, tỉ mỉ và cẩn thận, các nghệ nhân thủ công đã mô phỏng thành hình tượng chú tiểu.

Sản phẩm cùng loại

angle-left angle-right